Tên đầy đủ: Philosophy 101 : From Plato and Socrates to Ethics and Metaphysics, an Essential Primer on the History of Thought
Thể loại: Wiki, giới thiệu, tóm tắt, kiến thức cơ bản
Tác giả: Paul Kleinman
Số lượng: Khoảng 430 trang
Giới thiệu, khái lược về triết học, chủ yếu là triết học phương Tây.
⭐ 8/10
-------------------REVIEW-------------------
Cuối cùng cũng hoàn thành quyển này mặc dù mình có skip qua kha khá tiểu sử của một số triết gia. Tóm gọn thì có thể nói đây là lược sử của một nhóm rất đông những người tranh luận đủ kiểu giải quyết vấn đề mà có thể dễ dàng bắt gặp trên mạng xã hội hiện nay bằng các loại ý kiến khác nhau rồi cố gắng đặt tên cho những kiểu lý luận, tư tưởng, nghịch lý đó. Mình sẽ không lan man về triết mà chỉ đánh giá về sách thôi.
Triết học cơ bản và khái lược
Một quyển sách vừa dễ vừa khó nhằn cho người chưa tiếp xúc triết học nhiều như mình. Nội dung chính xoay quanh việc giới thiệu các triết học gia (phương Tây là chính) qua tiểu sử, những triết lý và nghịch lý họ tìm thấy.
Nói dễ là vì nửa đầu sách đọc thực sự thoải mái. Vào thời kỳ đầu, những vấn đề triết học xoay quanh các câu hỏi đơn giản mà con người tự đặt ra, những hoài nghi tối giản về bản thân cũng như thế giới xung quanh. Bạn nào có xu hướng khủng hoảng hiện sinh đọc phần này thì sẽ thấy rất sướng vì nó đúng như những gì bạn băn khoăn bấy lâu nay. Tuy nhiên càng đọc về sau thì các vấn đề dày cộm lên, các nghịch lý nối tiếp nghịch lý, những tư tưởng trở nên đối lập và xa rời nhau nhiều hơn khiến việc đọc trở nên hàn lâm giống như một môn học thực sự.
Rất nhiều chủ nghĩa, xu hướng
Mình ấn tượng câu nói rằng một người thông thái là kẻ có thể thưởng thức kiến thức, ý kiến mới mà không nhất thiết phải đồng ý với nó. Điều này sẽ đúng vì có rất nhiều tư tưởng được giới thiệu trong sách và bạn không nhất thiết phải tìm thấy bản thân mình đi theo cái nào. Thay vào đó, với cá nhân mình, cái thu nhận được là lịch sử về triết học, là căn nguyên của việc đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề, những cách con người có thể nghĩ ra được để giải thích cho thế giới bên trong và bên ngoài. Điều mình tự thấy làm thú vị là qua quyển sách này mình thấy được tầm quan trọng của thuyết tương đối trong thế giới cũng như trong khoa học là rất lớn.
Điểm hay ở triết học là các vấn đề đa phần đến từ những câu hỏi rất cơ bản của con người, từ đó phát triển thành những chủ nghĩa, tư tưởng. Các nghịch lý và vấn đề thực sự rất thú vị để đọc vì các triết học gia luôn cố gắng miêu tả chúng bằng các ví dụ thực tế. Hang Plato, vấn đề xe đẩy, con bò trên cánh đồng hay con tàu của Theseus đều được giới thiệu khái quát trong quyển sách này bằng chữ và cả hình ảnh. Thực ra nếu bạn không hiểu rõ hay muốn có một cái nhìn trực quan hơn thì có thể cân nhắc xem/ chơi thử tựa game này Thought Experiment Simulator.
Điểm trừ đáng kể đó là sách đề cập triết học phương Đông khái quát và rất rất ngắn. Tựu chung thì đây là một tựa sách khởi đầu tốt cho các bạn muốn biết thêm về triết học.
Một số highligh mình note ra đây vì có thể mai mốt quyển này sẽ bị xóa vì đầy bộ nhớ -_-:
Từ vấn đề xe đẩy (Trolley Problem):
Mình vẫn không hiểu tại sao lại lấy ví dụ là người đàn ông mập đứng trên cầu -_- Vậy ra gầy thì sẽ an tâm hơn chăng.
Một hành động đúng hay sai chỉ dựa trên kết quả của nó. Một hành vi càng tạo ra nhiều hậu quả tốt thì hành động đó càng tốt và đúng đắn hơn.
Hậu quả xấu không bao giờ có thể lớn hơn hậu quả tốt. Ngay cả khi ý định là tốt, nhưng nếu kết quả dẫn đến hậu quả xấu lấn át hậu quả tốt thì điều kiện này đã bị vi phạm.
Từ Chủ nghĩa vị lợi:
Trong chủ nghĩa thực dụng hành động, chỉ kết quả và hậu quả của một hành động duy nhất được tính đến và một hành động được coi là đúng về mặt đạo đức khi nó tạo ra kết quả tốt nhất (hoặc ít tệ nhất hơn) cho nhiều người nhất.
Ví dụ, nếu xảy ra chiến tranh giữa hai quốc gia và chiến tranh có thể kết thúc bằng viejc tìm ra tung tích của một người đàn ông đang lẩn trốn, hành động theo chủ nghĩa vị lợi cho rằng việc tra tấn con của người đàn ông đó, người biết rõ vị trí của cha mình, sẽ là hợp lý về mặt đạo đức
Từ điểm khác nhau giữa triết học phương tây và triết học phương đông:
Nếu mục tiêu của triết học phương Tây được xác định là tìm kiếm và chứng minh khái niệm "chân lý" thì mục tiêu của triết học phương Đông được xác định là chấp nhận "chân lý" và tìm kiếm sự cân bằng.